Tết Nguyên đán người Việt: Vì sao có Tết và ý nghĩa văn hóa tâm linh thế nào?

Tết Nguyên đán người Việt: Vì sao có Tết và ý nghĩa văn hóa tâm linh thế nào?
Ngày đăng:

 

Tết Nguyên đán người Việt: Vì sao có Tết và ý nghĩa văn hóa tâm linh thế nào?

 

     Theo quan niệm dân gian, tết Nguyên đán là thời điểm gặp gỡ của con người với thần linh trong nhà, ông bà đã khuất. Dù đi đâu, làm gì thì ngày này mọi người trong nhà cũng về ngồi cạnh nhau bên nồi bánh chưng, bánh tét.

 

     Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết Cả diễn ra vào tháng Giêng, thời điểm nông nhàn, mọi người rảnh rỗi, nghỉ ngơi, đi chơi. Theo truyền thống, người dân Việt xưa chủ yếu làm nông, mang tính thời vụ nên vào những lúc nhàn hạ thường có tâm lý ăn chơi bù đắp những ngày đầu tắt mặt tối.

 

Nguồn gốc tết Nguyên Đán

 

     Tết là do đọc trại từ chữ Tiết, nguyên là đầu tiên, đán là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới. Dần dần được gọi vắn tắt là Tết.

 

     Trong “Việt Nam phong tục toàn biên”, tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng, đúng nghĩa thì Nguyên đán chỉ là một ngày, tức là ngày mùng một tháng Giêng. Qua nhiều năm tháng, người ta tổ chức trong vòng 3 ngày: Ba mươi tháng Chạp, mùng một, mùng hai tháng Giêng.

 

 

     Tiến sĩ Trần Long (giảng viên khoa Văn hóa học, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết tiết là một hiện tượng khí hậu thay đổi sau 15 ngày quả đất tự quay quanh nó và đi một đoạn trên quỹ đạo biểu kiến quanh mặt trời. 

 

     Tết gắn liền với chữ tiết trong 24 tiết trong năm. Khoảng thời gian này, Bắc bán cầu dần dần dịch chuyển đến gần mặt trời hơn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.

 

     Tết không chỉ là dịp để mọi người trang hoàng, dọn dẹp lại nhà cửa mà còn có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, hướng về cội nguồn.

 

Vì sao người Việt xưa thích Tết?

 

     Ngày nay, nhiều người phải đi xa mới có môi trường làm việc thích hợp. Tuy nhiên, dù ở đâu, họ vẫn mong muốn được quay trở về quê cùng đón Tết với gia đình.

 

     TS Trần Long cho biết, người Việt xưa thường sinh sống trong phạm vi làng, xã, quanh năm gắn với nông nghiệp lúa nước nên ngày Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau một mùa vụ mà còn là dịp để mọi người được làm và thưởng thức những món ngon. Ngày Tết, nhà nào cũng có “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” cùng với "cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

 

 

     Người Việt có câu: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy là vì người Việt vốn xem trọng tình nghĩa nên xem đây là cơ hội để tỏ lòng biết ơn, kính mến những người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người.

Zalo
Hotline